Cấu trúc Chính_phủ_địa_hạ_Ba_Lan

Dân sự

Công Cáo Tin Tức ngầm của Chính phủ Ngầm Ba Lan ngày 15 tháng 7 năm 1943, thông báo cái chết của Tướng quân Sikorski và lệnh ngày để tang toàn quốc

Đầu tiên Pháp, sau ở Anh chính phủ lưu vong gồm Tổng Thống, Thủ Tướng và Tổng Tư Lệnh Lục Quân Ba Lan là cơ quan quân sự dân sự tối cao, được Chính Phủ Ngầm công nhận làm chỉ huy[9][69] và có Đoàn Đại Biểu Chính Phủ Ba Lan làm đại diện trong nước, do Đại Biểu Chính Phủ Ba Lan lãnh đạo.[1]

Nhánh dân sự của Chính Phủ Ngầm có vai trò chính là duy trì tính liên tục của nước nhà kể cả các định chế như cảnh sát, tòa án và trường học,[24][27][28][29] để chuẩn bị công chức và cơ quan khôi phục quyền hành sau khi Đức đại bại.[70] Trong những năm cuối cùng của chiến tranh thì bao gồm nghị hội bí mật, hành chính, tư pháp (tòa án cùng cảnh sát), giáo dục trung học cao đẳng và tài trợ các hoạt động văn hóa như xuất bản báo chí sách vở, tổ chức kịch, diễn thuyết, triển lãm, hòa nhạc và bảo tàng nhiều tác phẩm nghệ thuật,[1][11][71] cũng cung cấp luôn dịch vụ xã hội kể cả cho dân số Do Thái nghèo khổ (bằng Hội đồng trợ giúp người Do Thái, Zegota).[1] Nhờ Cục Kháng Tranh Dân Sự (1941-1943) mà dân giới tham gia được kháng chiến bằng các hành vi phá hoại nhỏ, dù năm 1943 sát nhập với Cục Đối Kháng Bí Mật thành Cục Kháng Chiến Ngầm phục tòng AK.[13]

Các cục tương đương xấp xỉ với Bộ, có ba phụ trách việc chiến tranh, là Cục Loại Trừ Hậu Quả Chiến Tranh, Cục Công Trình Công Cộng, Tái Thiết và Cục Thông Tin, Báo chí, còn lại theo sát các Bộ của Ba Lan tiền chiến (như Cục Bưu Điện và Cục Tài Chính).[72] Văn Phòng Đại Biểu phân thành các cục,[73] 14 tồn tại khi chiến tranh kết thúc, là Cục Tổng Thống, Nội Vụ, Tư Pháp, Tựu Nghiệp và Phúc Lợi Xã Hội, Nông Nghiệp, Tài Chính, Thương Mại và Công Nghiệp, Bưu Điện, Loại Trừ Hậu Quả Chiến Tranh, Vận Tải, Cục Thông tin Báo Chí, Công Trình Công Cộng và Tái Thiết, Giáo Dục Văn Hóa và Quốc Phòng.[1]

Về phương diện phân chia địa lý, Đoàn Đại Biểu có các nhánh địa phương, chia nước thành 16 tỉnh có thống đốc ngầm, tỉnh chia thành huyện do Huyện trưởng lãnh đạo, có các cơ quan địa phương riêng biệt.[1] Đầu năm 1944 Đoàn Đại Biểu có tầm 15,000 người làm việc trong chính quyền, chủ yếu người già vì trai tráng đều nhập ngũ cả.[1]

Quân sự

Cấu trúc địa phương Quân Đội Bản Quốc năm 1944

Ngành quân sự của Chính Phủ Ngầm bao gồm nhiều nhánh của AK và Liên Minh Đấu Tranh Vũ Trang cho đến năm 1942, phụ trách chuẩn bị Ba Lan chiến đấu giải phóng, ngoài kháng chiến vũ trang, phá hoại, tình báo, rèn luyện và tuyên truyền thì còn có việc giữ liên lạc với hính phủ lưu vong ở Luân Đôn và bảo vệ nhánh dân sự của chính phủ.[74][75]

Các nhiệm vụ kháng chiến chủ yếu là phá hoại hoạt động Đức, gồm việc vận tải đến Mặt trận phía Đông ở Liên Xô.[61] Việc phá hoại vận tải đường ray, đường xá sâu rộng đến nỗi ước chừng một phần tám vận tải Đức đã bị phá hủy hoặc đình trệ nghiêm trọng do hoạt động kháng chiến.[76]

AK cũng tiến hành nhiều trận đánh toàn diện với quân Đức đặc biệt năm 1943 và 1944 trong Chiến Dịch Tempest,[61] giảm hoãn lực lượng đáng kể, tương đương ít nhất một vài sư đoàn (ước tính cao chừng 930,000 quân lính) và chuyển hướng nguồn cung cấp cần thiết trong khi cố giúp đỡ quân đội Liên Xô.[61][77][78] Ngành tình báo Ba Lan cung cấp tình báo quý giá cho Khối Đồng Minh: 43% báo cáo mà nhánh tình báo Anh nhận được đều từ nguồn Ba Lan.[79][80] Khi mạnh nhất AK có hơn 400,000 lính và được công nhận làm một trong ba phong trào kháng chiến lớn nhất chiến tranh, thậm chí lớn nhất.[81][82][83] Số tử vong phe Trục từ phong trào kháng chiến có AK là phần chủ chốt, ước tính lên đến 150,000 người.[84]